Đại dịch kéo cả nền kinh tế trong nước nói riêng và thị trường kinh tế toàn cầu nói chung đi xuống trầm trọng. Và tất nhiên tình hình bất động sản hiện nay vẫn không ngoại lệ. Vậy sau dịch, thị trường nhà đất có ổn hay không? Chúng ta hãy cùng tham khảo thêm thông tin từ bài viết này nhé!
Thu nhập giảm khiến sức mua giảm
Đầu năm 2020 Thị trường bất động sản đã phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn. Trong khi tình hình bất động sản hiện nay vẫn còn bất cập bởi những điều lệ, chính sách pháp lý còn chưa được tháo gỡ, thì đại dịch Covid-19 ập tới. Đẩy thị trường rơi vào tình thế khó khăn hơn. Theo ghi nhận, hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt; các sự kiện, hoạt động đông người nhằm quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều gần như phải hủy bỏ hoàn toàn.
Bên cạnh các mảng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng; thị trường cho thuê bất động sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nhất là khi tình trạng kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng vì không tập trung đám đông; các mặt bằng cho thuê tại khối các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nằm ngoài mặt tiền cho thuê bị khách thuê trả lại vì phá sản.
Tình hình bất động sản hiện nay khi đợt dịch lần 2 quay lại
Đợt dịch COVID-19 vừa lắng xuống, nhiều chủ đầu tư lựa dịp này để nhanh chóng triển khai dự án; mở bán các bất động sản. Thế nhưng chưa kịp ổn định, làn sóng đại dịch lần nữa quay trở lại, khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khó khăn
Đợt dịch thứ hai quay lại như một sự càn quét triệt để sự “chịu đựng cuối cùng” của các doanh nghiệp. Đợt dịch quay trở lại khiến chủ đầu tư, nhà đầu tư phụ thuộc phần nhiều vào vốn vay gặp nhiều khó khăn hơn.
>>> Thị trường BDS năm 2020 vẫn thu hút nhà đầu tư
Làm gì để tạo nên cơ hội sau dịch?
Tình hình bất động sản khi đại dịch thứ hai qua đi vẫn còn lại những ảnh hưởng; các doanh nghiệp ngay lúc này nên tập trung đào tạo nhân sự; nâng cao kỹ năng, kiến thức cho nhân viên để chuẩn bị cho các chiến lược được thực hiện ngay sau khi đại dịch chấm dứt hẳn.
Theo các chuyên gia, mặc dù dịch Covid-19 đã được kiểm soát khá tốt tại Việt Nam; nhưng để thị trường bất động sản hồi phục sẽ cần một khoảng thời gian rất dài. Đặc biệt là quá trình khôi phục nguồn cầu sau khi đại dịch tác động lên mọi ngành nghề; gây sụt giảm nghiêm trọng về tổng GDP trên cả nước.
Không còn xu hướng đầu cơ lướt sóng
Dù chịu ảnh hưởng của dịch nhưng nhiều chủ đầu tư tung hàng vào thời điểm cuối năm vẫn đưa ra mức giá cao so với mặt bằng; không hề có dấu hiệu giảm giá như nhiều người kỳ vọng.
Đánh giá tình hình bất động sản hiện nay, các chủ đầu tư tung ra sản phẩm bất động sản trên thị trường đều để mức giá “hành lang”. Đây chỉ được xem là mức giá dự kiến; không được xem là mức giá chính thức; thường cao hơn hẳn so với giá thị trường trong khu vực
Giá dự kiến được chủ đầu tư tính toán dựa vào mức giá trung bình cộng của giá trần và giá sàn. Nếu đưa ra giá đồn thổi mà thị trường đón nhận mạnh thì chắc chắn vào ngày mở bán giá sẽ còn cao hơn. Ngược lại, nếu phản ứng của thị trường không quan tâm lắm thì mức giá bán đúng sẽ giảm đi. Nhưng không thấp hơn mức giá tối thiểu.
Tình hình bất động sản hiện nay sẽ có xu hướng như thế nào?
Sau đợt dịch, đa số người dân chú trọng hơn tới xu hướng sống xanh thiên để bảo vệ sức khỏe. Vì vậy họ ưu tiên nơi ở được trong lành; những căn hộ xanh sạch càng bùng lên mãnh liệt sau thời gian này. Thay vì cố thủ ở các vùng đô thị đông dân cư; sự lựa chọn của nhiều người là những không gian sống bình yên, thoáng mát; không còn nhiều khói bụi như ở trung tâm thành phố.
Truy cập đường dẫn để xem nhiều tin Bất Động Sản của kinhdoanhbdschiase bạn nhé!!!
Có thể bạn sẽ quan tâm:
>>> Thông tin thị trường bất động sản diễn biến những tháng cuối năm 2020