Theo quy luật bất biến của một nền kinh tế, nghiên cứu bất động sản cho thấy trong vòng 30 năm qua, thị trường bất động sản trải qua các giai đoạn thăng trầm và chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của thị trường.Cùng đọc bài viết dưới đây để xem bức tranh thị trường bất động sản của nước ta trải qua những giai đoạn như thế nào nhé!
Các giai đoạn phát triển bất động sản
Giai đoạn trước năm 1990 – Thời kỳ nền kinh tế chưa phát triển
Trong giai đoạn này hầu như không tồn tại thị trường bất động sản. Các giao dịch mua bán bất động sản diễn ra nhỏ lẻ và mang tính cá nhân. Quá trình đô thị hóa diễn ra còn chậm; do đó nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức trong nước chưa cao.
Giai đoạn từ năm 1993 – 1994 – Cơn sốt đất đầu tiên
Cơn sốt đất diễn ra lần thứ nhất trong bối cảnh nhu cầu nhà ở của người dân tăng cao. Đặc biệt là ở các khu thành thị; các giao dịch mua bán đất đai trong dân cư xuất hiện càng nhiều hơn.
Vì thế, luật đất đai ra đời năm 1993, cho phép việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dễ dàng hơn; thúc đẩy việc mua bán của người dân diễn ra càng sôi nổi hơn bao giờ hết.
Giai đoạn từ năm 1995 – 1999 – Giai đoạn bất động sản đóng băng lần đầu
Năm 1995, sau khi Mỹ bình thường hóa kinh tế với Việt Nam. Nhà nước đã thay đổi những chính sách kinh tế vĩ mô. Đồng thời, can thiệp vào thị trường bằng 2 nghị định số 18 và 87 về đất đai, ngăn chặn hiện tượng đầu cơ. Dưới sự tác động đó, hàng loạt nhà đầu tư bán ra, làm cung vượt quá cầu, thị trường lao dốc.
Nghiên cứu bất động sản. Giai đoạn thị trường BĐS đóng băng và phục hồi lần thứ 2 và 3
Giai đoạn từ năm 2001 – 2002 – Cơn sốt đất lần thứ hai
Sau một thời gian dài bình lặng, giá đất bắt đầu biến động và tăng giá liên tục. Bên cạnh đó, chủ trương cho Việt Kiều mua nhà và ban hành giá đất mới; làm cho nhiều nhà đầu tư mua đất khắp nơi.
Giai đoạn từ năm 2002 – 2006 – Đóng băng lần thứ hai
Trước cơn sốt đất năm 2002, nhà nước một lần nữa can thiệp điều tiết thị trường bằng Luật đất đai 2003; và nghị định 181 hướng dẫn thi hành luật đất đai. Đã chấm dứt tình trạng phân lô bán nền, làm cho thị trường nhà đất hạ nhiệt nhanh chóng.
Theo số liệu thống kê, năm 2003 giao dịch địa ốc thành công giảm 28%, năm 2004 giảm 56% và năm 2005 giảm 78%.
Giai đoạn từ năm 2007 – 2008 – Cơn sốt đất lần thứ ba
Cơn sốt bất động sản năm 2007 diễn ra và tập trung chủ yếu vào phân khúc biệt thự và căn hộ cao cấp. Là do, các nhà đầu tư thắng lợi lớn từ thị trường chứng khoán và đổ nguồn thặng dư vào bất động sản; tạo điều kiện cho bất động sản phân khúc cao cấp sốt giá mạnh.
Giai đoạn từ năm 2008 – 2012 – Thị trường bất động sản đóng băng lần thứ ba
Trước tình hình bong bóng thị trường bất động sản ngày càng lớn cùng với tốc độ lạm phát tăng chóng mặt. Nhà nước đã điều tiết lại thị trường bằng gói tín dụng phi sản xuất. Ngay lập tức thị trường bất động sản Việt Nam lại rơi vào tình trạng trầm lắng.
Năm 2010, ra đời nghị định 71 và 69 hướng dẫn thi hành luật đất đai làm cho thị trường thêm ảm đạm hơn. Đến năm 2012, hàng loạt công ty đầu tư bất động sản đóng cửa.
Nghiên cứu bất động sản. Giai đoạn thị trường ấm dần lên
Giai đoạn từ năm 2013-2014 – Thị trường bắt đầu ấm dần lên
Đến năm 2013, chính phủ đưa ra gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng; đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Góp phần giúp thị trường phục hồi và tăng trưởng trở lại; đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng.
Nghiên cứu thị trường bất động sản giai đoạn từ năm 2018 – 2020: Đà tăng tốc mạnh dần
Nguyên cứu bất động sản cho thấy số liệu mới nhất, nền kinh tế Việt Nam có nền tảng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao; nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu vẫn ở mức cao từ năm 2018 đến nay. GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019; đưa Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
>>> Cùng theo dõi nhiều thông tin thị trường bất động sản hữu ích tại đây